Tổng quan các hoạt động PCTH thuốc lá và các chính sách ưu tiên PCTH thuốc lá tại Việt Nam

Việt Thắng (nguồn Quỹ PCTH của thuốc lá – Bộ Y tế)
Thuốc lá là yếu tố nguy cơ trên toàn cầu. Thuốc lá là nguy cơ gây ra tử vong, bệnh tật và gây ra đói nghèo và gây ra tác hại đối với môi trường, kinh tế và xã hội trên thế giới. Hơn 1 tỷ người hút thuốc trên thế giới, trong đó ở người trưởng thành, nam giới 847 triệu, nữ giới 153 triệu người; ở nhóm tuổi thanh thiếu niên 13-15 tuổi là 24 triệu người. Hơn 8 triệu người tử vong hàng năm do thuốc lá, trong đó 7 triệu do trực tiếp sử dụng thuốc lá, 1,2 triệu người không hút thuốc tử vong do hút thuốc thụ động. 1,4 nghìn tỷ USD chi phí hàng năm cho chi phí chăm sóc sức khoẻ và giảm năng suất lao động do thuốc lá gây ra. 226 triệu người trưởng thành sử dụng thuốc lá sống trong đói nghèo trên toàn thế giới. Hơn 10% thu nhập của hộ gia đình chi tiêu cho sản phẩm thuốc lá - đồng nghĩa với việc giảm chi phí cho thực phẩm, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. 

Từ tháng 11/2021, đã có ít nhất 38 quốc gia áp dụng bao gói tiêu chuẩn, với 21 quốc gia đã thông qua với Úc đầu tiên (năm 2012), tại Đông Nam Á, đã có 3 quốc gia áp dụng bao gói tiêu chuẩn: Thái Lan, Singapore và Myanmar.
Tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động
Tổn thất về sức khỏe:

Khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá (sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 25 bệnh).
WHO dự báo đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp PCTH thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.
Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.
- Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá: 96,8% (nghiên cứu tại BV K)
- Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao
Gánh nặng về kinh tế:
49.000 tỷ VND/năm : mua thuốc lá (Ước tính từ tổng tiêu thụ năm 2020)
Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra: Trên TG khoảng 1-2% GDP, tại Việt Nam khoảng 1% GDP tương đương với 3 tỷ USD (67.000 tỷ đồng)
06 chính sách/biện pháp PCTH thuốc lá hiệu quả theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (MPOWER)
1. M (Monitor). Theo dõi việc sử dụng thuốc lá và thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá
2. P (Protect) Bảo vệ mọi người khỏi phơi nhiễm
với khói thuốc lá thụ động
3. O (Offer) Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
4. W (Warning) Cảnh báo về tác hại thuốc lá
5. E (Enforce) Thực thi nghiêm các qui định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá
6. R (Raise tax) Tăng thuế thuốc lá
Một số kết quả về giảm tỷ lệ hút thuốc tại Việt Nam

tr30a-1702995111.jpg
tr30b-1702995111.jpg
tr30c-1702995111.jpg
tr30d-1702995111.jpg
tr30e-1702995111.jpg
tr30f-1702995111.jpg

Với các kết quả như trên, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đã phòng tránh được 280.000 ca tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Ước tính chi phí tiết kiệm được do giảm tỷ lệ bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra trong giai đoạn 2015-2020 là 1.277 tỷ đồng/ năm.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm là do thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Giá thuốc lá rẻ làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh thiếu niên và người nghèo.
Bên cạnh đó, trên thị trường xuất hiện các sản phẩm mới: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, …
Thuốc lá là sản phẩm gây nghiện và tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trong nam giới
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu tại nước ta trong nam giới đã giảm trung bình khoảng 0,5%/năm, nhưng tỷ lệ sử dụng vẫn còn rất cao, đặc biệt là trong nam giới là 38,9% (Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá người trên 15 tuổi tại 30 tỉnh năm 2022 - 2023).
Công tác kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCTH thuốc lá chưa được thực hiện thường xuyên và quyết liệt tại các cấp
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng trong nhóm tuổi trẻ
Trong nhóm 13-17 tuổi
Năm 2019:, tỉ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi 13 - 17 tuổi chiếm 2,6%. Nghiên cứu về Sức khỏe thanh thiếu niên của Tổ chức Y tế thế giới
Trong nhóm 13-15 tuổi
Năm 2022: Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên 13-15 tuổi : tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi học sinh từ 13-15 tuổi là 3,5%.
Có thể thấy chỉ sau 3 năm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã gia tăng một cách đáng kể. Điều này cho thấy những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử đang nhắm vào giới trẻ
Ở người trưởng thành trên 15 tuổi
Sử dụng thuốc lá điện tử tập trung cao ở nhóm tuổi 15 - 24 tuổi với tỉ lệ là 7,3% so với các nhóm tuổi 25 - 44 tuổi (3,2%), 45 - 64 tuổi (1,4%) (nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh - 2020).
Thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp
Thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá của Việt Nam là 75% giá xuất xưởng. Nếu tính trên giá bán lẻ mức thuế này chỉ chiếm 38,8%. Mức thuế thuốc lá còn rất thấp so với khuyến cáo của WHO là đánh thuế các sản phẩm thuốc lá chiếm 70 - 75% giá bán lẻ.
Việt Nam là nước có mức thuế TTĐB đối với thuốc lá thấp gần nhất trong khu vực ASEAN (chỉ cao hơn Cam-pu-chia, Lào và Myanmar) và rất thấp so với các nước phát triển. (Tỷ lệ thuế ở các nước phát triển là 67,9%). Malaysia là 58,60%, Singapore là 67,50% và Thái Lan là 78,60%.
Khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá còn rất dễ dàng
- Khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá còn rất dễ dàng, thuốc lá được bày bán khắp nơi. Hiện nay, chúng ta chưa có quy định về việc cấp phép để quản lý các điểm bán thuốc lá lẻ. Việc giảm số lượng các điểm bán lẻ thuốc lá thông qua việc quản lý, cấp phép cho các điểm bán đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ là biện pháp hữu hiệu để giảm tiếp cận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thuốc lá.
- Sự can thiệp của các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia trên toàn cầu
Đề xuất chính sách đối với các sản phẩm thuốc lá mới
Ngày 31/8/2023, Chính phủ đã có Tờ trình số 423/BC-CP ngày 31/8/2023 trình Quốc hội Báo cáo kết quả hoạt động, sử dụng Quỹ PCTH thuốc lá 02 năm (2021-2022), trong đó có kiến nghị Quốc hội: “xem xét và ban hành Nghị quyết của Quốc hội về cấm sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng”.
Không nên cho phép thực hiện thí điểm sản xuất, kinh doanh, lưu hành các sản phẩm thuốc lá mới
Chiến lược quốc gia về PCTH của thuốc lá, Luật PCTH của thuốc lá của Việt Nam, các nguyên tắc của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) mà Việt Nam là thành viên đều thể hiện quan điểm nhất quán chính sách của Nhà nước ta là từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
Việc cho phép các sản phẩm thuốc lá mới là trái với Nghị quyết của Hội nghị các bên Công ước khung COP8-FCTF đã khuyến cáo các quốc gia “ngăn ngừa sự bắt đầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá”.
Việc cho phép sản xuất, mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng sẽ làm tăng thêm nhiều lựa chọn sản phẩm cho người sử dụng, tăng nguồn cung cấp các sản phẩm thuốc lá trong nước, kích thích tiêu dùng, làm gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá, trái với nguyên tắc giảm nguồn cung và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Điều 3 Luật PCTH của thuốc lá và Chiến lược quốc gia PCTH của thuốc lá.
Không nên cho phép thực hiện thí điểm sản xuất, kinh doanh, lưu hành các sản phẩm thuốc lá mới
Hiện nay các sản phẩm thuốc lá nung nóng rất đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm lai giữa thuốc lá nung nóng với thuốc lá điện tử, pha trộn, tẩm ướp dung dịch điện tử khiến cho việc kiểm tra và nhận biết khó khăn, như sản phẩm thuốc lá mới sử dụng công nghệ hybrid, không đốt nóng trực tiếp sản phẩm thuốc lá mà kết hợp giữa dung dịch thuốc lá điện tử và nguyên liệu thuốc lá.
Nếu cho phép thí điểm thuốc lá nung nóng sẽ dẫn đến tình trạng thuốc lá điện tử cũng sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới mác thuốc lá nung nóng, sử dụng trá hình sẽ rất khó kiểm soát được.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là sản phẩm gây nghiện, gây hại cho sức khoẻ. Không nên thí điểm một sản phẩm gây hại cho sức khoẻ.
Cho phép thí điểm kinh doanh thuốc lá điện tử, nung nóng có thể tạo kẽ hở trong quản lý do việc phối trộn các chất gây nghiện khác vào trong sản phẩm thuốc lá rất khó kiểm soát.

tr30k-1702995076.jpg

Cụ thể một số nội dung trong thực hiện Luật PCTHTL: Tình hình thực hiện các quy định:
‐ Các địa điểm cấm hút thuốc
‐ Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong PCTH thuốc lá
‐ Quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá trong PCTH thuốc lá
‐ Tuyên truyền về những tấm gương bỏ thuốc trong cộng đồng để xây dựng những câu chuyện hoặc phóng sự về bài học thành công của các cá nhân, tập thể hoặc các địa phương trong công tác PCTH thuốc lá.
‐ Các hoạt đông nổi bật trong việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá của các cơ quan đơn vị, các tỉnh thành phố.
‐ Tuyên truyền phổ biến những tấm gương cơ quan, đơn vị thực hiện tốt quy định cấm hút thuốc; những nơi làm chưa tốt
‐ Công tác cai nghiện thuốc lá….

Việt Thắng (nguồn Quỹ PCTH của thuốc lá – Bộ Y tế)