Những thách thức do ngành công nghiệp thuốc lá can thiệp vào kiểm soát thuốc lá toàn cầu

Việt Thắng (nguồn Quỹ PCTH của thuốc lá – Bộ Y tế)
Từ thực tại trên cho thấy, thuốc lá điếu vẫn là mối nguy hại lớn nhất và thách thức đến từ mối nguy hại của sản phẩm thuốc lá điếu và thuốc lá mới ngày càng lớn, cộng với các hình thức thúc đẩy sản phẩm, quảng cáo, tạo dựng hình ảnh, can thiệp chính sách cũng ngày càng tinh vi hơn. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức và thúc đẩy các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, nhất là giới trẻ và đẩy mạnh các chính sách giảm cầu như tăng thuế. Đồng thời, nên cấm các sản phẩm thuốc lá mới để ngăn chặn nạn dịch mới.
tr29a-1702992083.jpg

Thách thức 1: Thuốc lá điếu vẫn là sản phẩm chủ đạo
Mặc dù các công ty thuốc lá gần đây nói nhiều về các sản phẩm “không khói”, ”giảm hại” và sự chuyển dịch từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm mới, nhưng thực chất thuốc lá điếu vẫn giữ vai trò chủ đạo, là nguồn doanh thu lớn nhất.
Thực tế doanh số thuốc lá điếu của các công ty thuốc lá toàn cầu có giảm nhưng chỉ giảm với tốc độ chậm.
Các công ty vẫn tiếp tục mở các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu
Các công ty vẫn tiếp tục tiếp thị mạnh, đưa ra các sản phẩm thuốc lá điếu mới
Các công ty vẫn can thiệp cản trở các biện pháp hạn chế quảng cáo thuốc lá điếu
Các công ty không dừng sản xuất và buôn bán thuốc lá điếu
Kể từ năm 2019 (khi PMI công bố chiến dịch Không khói thuốc cho đến 2021, công ty này đã bán 1,9 nghìn tỷ điếu thuốc lá.
PMI cũng tiếp tục xây dựng một nhà máy thuốc lá mới ở Ai Cập, mở thêm nhà máy ở Tanzania và Uzbekistan
Các công ty cũng không dừng cản trở các chính sách y tế
Công ty PMI tài trợ cho một chương trình cản trở Thuỵ Sỹ cấm quảng cáo thuốc lá điếu với mục tiêu bảo về thanh thiếu niên
Các công ty cũng không ngừng mở rộng cơ sở khách hàng về thuốc lá điếu và nicotine
Công ty PMI tổ chức một chương trình xúc tiến sản phẩm Marlboro tới 90 ngàn thanh thiếu niên trong chương trình lễ hội âm nhạc lớn nhất châu Á (Djakarta Warehouse Project).
Năm 2022, Sampoerna (công ty PMI ở Indonesia) vẫn quảng cáo thuốc lá điếu
Các công ty cũng không ngừng đưa ra các sản phẩm mới/nhãn mới
PMI vẫn thúc đẩy các thị trường ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Có các chương trình quảng cáo quanh trường học ở Indonesia (2020).
Sampoema (công ty PMI ở Indonesia) giới thiệu nhãn hiệu mới Philip Morris Bold trên TV và pano quảng cáo.
Các công ty cũng không ngừng gây nghiện
Thực tế là lượng thuốc lá tính theo nicotine được đưa tới những người hút thuốc lá toàn cầu thông qua khói thuốc vẫn tăng lên (14,5% giai đoạn 1999-2011) do các công ty thay đổi cách thức sản phẩm.
Thuốc lá điếu được thiết kế có mức độ gây nghiện lớn hơn khiến người hút bị gắn với nicotine, các loại hương liệu …
Các công ty thuốc lá cũng sử dụng nhiều thủ thuật để giảm tác động của chính sách thuế
Báo cáo của STOP nghiên cứu chiến lược giá tại 30 quốc gia trên thế giới.
- Đẩy thuế vào giá theo mức khác nhau giữa các dòng sản phẩm: ví dụ tăng giá cao hơn tăng thuế ở dòng đắt tiền, tăng giá thấp hơn ở dòng rẻ tiền ==> vừa duy trì nhu cầu, vừa tăng lợi nhuận.
- Bổ sung thêm sản phẩm/phân khúc để người hút có thể chuyển sang dòng rẻ hơn mà không giảm/bỏ thuốc
- Chính sách phân biệt giá + kèm khuyến mại
- Chiến lược tăng giá từ từ chia nhỏ theo từng giai đoạn
- Chiến lược giảm số lượng thay vì tăng giá: bán bao nhỏ hơn, giá không đổi
- Thay đổi đặc tính sản phẩm để hưởng mức thuế thấp hơn (nếu quốc gia không áp dụng thuế đồng nhất)
Cần tăng thuế nhanh, mạnh và chú ý tới cơ cấu thuế (hỗn hợp, bổ sung thuế tuyệt đối), có sự điều chỉnh thường xuyên theo lạm phát và tăng trưởng thu nhập.

tr29b-1702991929.jpg
Sản phẩm mới thu hút và tiếp tục tăng số người sử dụng nicotine, bù đắp vào số mất đi

Thách thức 2: Các sản phẩm mới
Sản phẩm mới thu hút và tiếp tục tăng số người sử dụng nicotine, bù đắp vào số mất đi
Sản phẩm mới là thêm lựa chọn có hại chứ không phải thay thế và giảm hại
Các sản phẩm mới tăng nguy cơ đồng sử dung, sử dung thuốc lá điếu
Sản phẩm mới là thêm lựa chọn có hại chứ không phải thay thế và giảm hại
- Dữ liệu cho thấy có tới 2/3 người dùng HTP ở Nhật Bản và gần như tất cả (96,2%) ở Hàn Quốc dùng đồng thời thuốc lá truyền thống và nung nóng.
- Một nghiên cứu gần đây ở Nhật Bản chỉ ra rằng vào năm 2018, hầu hết những người sử dụng HTP ở Nhật Bản cũng đang hút thuốc lá truyền thống hàng ngày (94,4%) và chỉ 0,5% là những người chủ yếu sử dụng HTP.
Từ thực tại trên cho thấy, thuốc lá điếu vẫn là mối nguy hại lớn nhất và thách thức đến từ mối nguy hại của sản phẩm thuốc lá điếu và thuốc lá mới ngày càng lớn, cộng với các hình thức thúc đẩy sản phẩm, quảng cáo, tạo dựng hình ảnh, can thiệp chính sách cũng ngày càng tinh vi hơn. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức và thúc đẩy các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, nhất là giới trẻ và đẩy mạnh các chính sách giảm cầu như tăng thuế. Đồng thời, nên cấm các sản phẩm thuốc lá mới để ngăn chặn nạn dịch mới.

Việt Thắng (nguồn Quỹ PCTH của thuốc lá – Bộ Y tế)