Gặp nữ sinh được chọn tặng hoa cho Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Linh Sơn

Đỗ Ái Lâm, nữ sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đã vinh dự được chọn là người tặng hoa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến thăm Việt Nam.

a-1703642604.jpg
Ái Lâm (áo tắng) tặng hoa cho ngài Tập Cận Bình.

Bất ngờ và tự hào

Trước khi nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc đến Việt Nam, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội được giao lựa chọn sinh viên tặng hoa cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Đỗ Ái Lâm là sinh viên năm cuối khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc và là một trong hai sinh viên xuất sắc được lựa chọn.

Với chuyên ngành của mình, tôi và các bạn của mình đã có thời gian dài học tập và tìm hiểu về tiếng Trung và văn hoá Trung Quốc. Đó là yêu cầu cần thiết khi chọn người tặng hoa và chào mừng ngài Tập Cận Bình đến Việt Nam. Tôi chỉ may mắn hơn những người bạn khác trong khoa khi được lựa lựa chọn”, Ái Lâm nói.

Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên Ái Lâm được lựa chọn tặng hoa Chủ tịch nước Trung Quốc. Trong quá trình học tập của mình, cô đã giành được những kết quả học tập xuất sắc. Cô từng tháp tùng Đoàn đại biểu Trung Quốc dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Việt Nam; đoạt giải Nhất cuộc thi Ngôi sao Hán ngữ do khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc tổ chức; giải Nhì cuộc thi Tài năng Hán ngữ do trường Đại học Công nghiệp tổ chức; Á quân 1 cuộc thi "Tranh biện tiếng Hoa" do trường Đại học Ngoại thương tổ chức; giải Ba nghiên cứu khoa học cấp trường,…

Với nhiều thành tích trong quá trình học tập của mình, Đỗ Ái Lâm là một trong 2 hai gương mặt được “chọn mặt gửi vàng” trong sự kiện ngoại giao lớn của đất nước.

Đỗ Ái Lâm chia sẻ, khi được chọn là người tặng hoa và chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam, ban đầu cô rất vui mừng và có đôi chút tự hào. Tuy nhiên, trước trọng trách này, Ái Lâm cũng rất hồi hộp vì đây là một sự kiện lớn.

Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm đứng trên các sân khấu qua các cuộc thi, hay kinh nghiệm đi phiên dịch cho các phái đoàn Trung Quốc. Vậy nhưng, với việc được giao nhiệm vụ tặng hoa ngài Tập Cận Bình, tôi có lo lắng, hồi hộp. Bản thân tôi đã luyện tập nhiều về cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp với hoàn cảnh ngoại giao”, Ái Lâm bộc bạch

Sau khi sự kiện kết thúc, Đỗ Ái Lâm vui vì đã hoàn thiện tốt nhiệm vụ của mình, góp một phần nhỏ bé vào hoạt động ngoại giao lớn của đất nước. Những mảnh ghép như Ái Lâm và những người âm thầm đứng sau hậu trường đã góp phần giúp hình ảnh Việt Nam thật đẹp trong mắt bạn bè quốc tế khi đến thăm mảnh đất hình chữ S.

Mong muốn lan toả tiếng Trung qua việc dạy ngoại ngữ

Không chỉ là một sinh viên đơn thuần, thời gian qua Đỗ Ái Lâm cũng thử sức mình với vai trò giáo viên dạy tiếng Trung. Theo cô, trước nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, việc học tiếng Trung Quốc đã dần trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh đã cho con đi học ngoại ngữ từ sớm. Tuy nhiên, khác với tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy lâu năm với đa dạng các loại giáo trình, tiếng Trung cần có thời gian để xây dựng giáo trình phù hợp với người Việt.

Sau một thời gian đi dạy tiếng Trung cá nhân và làm việc ở các trung tâm, tôi nhận thấy rằng chưa có một bộ giáo trình hoàn chỉnh cho từng lứa tuổi. Mong muốn của tôi là phải có những bộ sách thật phù hợp, đáp ứng tốt cho người dạy lẫn người học”, Ái Lâm cho biết.

b-1703642863.jpg
Nữ sinh viên thuyết trình trong một cuộc thi tiếng Trung.

Đến khi cô biết đến iChiland, một trung tâm tự xây dựng giáo trình tiếng Trung, Ái Lâm quyết định gắn bó lâu dài. Cô chia sẻ, nhờ có giáo trình đã được hoàn thiện cho các thanh, thiếu niên từ 6 đến 15 tuổi nên việc dạy tiếng Trung của cô đã dễ dàng nhiều. Sau khi đánh giá năng lực của mỗi học viên, cô biết khả năng của từng người và phân loại vào các lớp học phù hợp.

Một điều nữa khi làm việc ở đây (iChiland – PV), tôi và các đồng nghiệp được tôn trọng, lắng nghe, được thoải mái nói lên những suy nghĩ của mình, được tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực dạy học. Nhờ đó, tôi cũng tích luỹ cho mình những kiến thức mới và có thêm được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy”, cô bày tỏ.

Có một điều Ái Lâm ấn tượng với iChiland là đã biên soạn được một Bộ sách tiếng Trung bản quyền, với chủ biên là người sáng lập trung tâm, giáo viên Phan Thư và được xuất bản bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chia sẻ về công việc tương lai, Ái Lâm mong muốn trở thành một giảng viên và phiên dịch tiếng Trung để cô có thể tận dụng hết những kiến thức bản thân đã học được trong những năm học đại học.

Tôi đang dần hiện thực hoá mục tiêu của bản thân cùng với việc giảng dạy tiếng Trung tại iChiland. Thời gian tới đây, tôi muốn gắn bó với trung tâm để tiếp tục hoàn thiện thêm kỹ năng sư phạm của bản thân. Đồng thời giúp các em nhỏ có mong muốn học tiếng Trung có không gian học tập và thực hành ngoại ngữ này nhiều hơn”, Đỗ Ái Lâm quả quyết.

Linh Sơn